Giỏ hàng

Tìm Hiểu Bệnh

BỆNH THOÁI HÓA KHỚP VÀ NHỮNG CƠN ĐAU ĐẾN NHÓI TIM

Mục lục [Ẩn]

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp thường gặp nhất khiến người bệnh biến dạng chi, đau đớn, đi lại khó khăn, thậm chí tàn phế. Lựa chọn được phương pháp cải thiện hiệu quả sẽ giúp giảm đi những hậu quả này, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

 

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng hư tổn của sụn khớp và đĩa đệm kèm theo là phản ứng viêm và giảm dịch nhày giúp bôi trơn giữa các khớp. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức và cứng khớp.

Đây là bệnh mạn tính, xảy ra chủ yếu ở người trên 40 tuổi, nhất là sau 60 tuổi. Nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa tự nhiên và tình trạng chịu áp lực quá tải, kéo dài của sụn khớp gây ra.

Bệnh Thoái Hóa Khớp Và Những Cơn Đau Đến Nhói TimKhớp bình thường và khớp bị thoái hóa

Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì và nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy. Khớp giúp các chi, cột sống di động mà không bị tổn thương. Đó là nhờ sụn khớp và dịch khớp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn nhau ở khớp.

Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới (lớp) sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ. Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

 

Các bệnh thoái hóa khớp thường gặp:

Thoái hớp khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối rất phổ biến vì loại khớp này luôn phải gánh chịu một trọng lực rất lớn để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.

Triệu chứng thường gặp: Đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống khi phải chịu sức nặng. Người bệnh ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, nặng hơn sẽ thấy tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối

 

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ có biểu hiện là cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở phía có dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

 

Thoái hóa khớp tay: cổ tay, ngón tay

Thoái hóa khớp tay

 

Thoái hóa khớp chân: mắt cá chân, ngón chân, gót chân

Thoái hóa khớp chân

 

Thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai

 

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên.

Triệu chứng thường gặp: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.

Thoái hóa khớp háng

 

Triệu Chứng Thoái hóa khớp

Đau nhức:

Đây là triệu chứng dễ nhận biết nhất của thoái hóa khớp. Những cơn đau âm ỉ, có thể thành cơn đau cấp khi người bệnh vận động ở tư thế tác động nhiều đến khớp.

Ban đầu, tình trạng đau nhức chỉ xuất hiện khi vận động, hết sau khi nghỉ ngơi. Sau đó, đau nhức xương khớp có thể đau liên tục, đau nhiều khi vận động.

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt chuyển lạnh, áp suất giảm, độ ẩm cao thì các cơn đau nhức do thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn, chỉ cần cử động nhỏ, người bệnh cũng sẽ bị đau nhức cả ngày hoặc kéo dài nhiều ngày sau đó.

 

Khô cứng khớp:

Đây là triệu chứng thoái hóa khớp đi kèm theo các cơn đau. Tình trạng cứng khớp xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh khi đó sẽ không thể cử động được các khớp bị đau, phải nghỉ ngơi khoảng 10 – 30 phút mới giảm dần.

Nếu thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nặng thì triệu chứng cứng khớp sẽ kéo dài dai dẳng hơn.

Có tiếng lạo xạo khi cử động

Khi bị thoái hóa khớp, phần sụn, đệm giữa hai đầu xương bị hao mòn, dịch nhầy bôi trơn giảm và có phản ứng viêm. Vì thế, khi người bệnh di chuyển, đầu xương sẽ ngày càng sát vào nhau, chạm với phần sụn bị bào mòn gây ra tiếng kêu lạo xạo.

Biểu hiện triệu chứng viêm khớp này sẽ nghe rõ khi vận động mạnh. Kèm theo là cơn đau nhức dữ dội.

 

Khó vận động các khớp

Người bị thoái hóa khớp sẽ khó hoặc có thể không thực hiện được một số động tác như cúi sát đất, quay cổ…

 

Teo cơ, sưng tấy và biến dạng

Các khớp bị sưng tấy, đau hoặc biến dạng, các cơ xung quanh bị yếu, mỏng dần và teo đi. Chẳng hạn như đầu gối bị lệch khỏi trục, ngón tay bị u cục gồ ghề, ngón chân cong vẹo…

 

Nguyên Nhân Bị Thoái Hóa Khớp

Do di truyền, dị tật bẩm sinh

Bệnh thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra đối với những người có người thân, cha mẹ mắc bệnh. Tuy rằng xác suất này không cao, nếu bạn được sinh ra trong gia đình có nhiều người bị thoái hóa khớp, rất có thể bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự.

Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh như cong vẹo, gù cột sống cũng làm thay đổi cấu trúc xương, dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp trong tương lai.

 

Do tuổi tác

Yếu tố tuổi tác quyết định rất nhiều đến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Vì càng lớn tuổi, đặc biệt là giai đoạn sau 50, khả năng sản sinh các tế bào sụn khớp và chất dịch khớp giảm đi đáng kể. Thêm vào đó, đây là độ tuổi mà cơ thể bắt đầu lão hóa, các tế bào sụn khớp vốn có dần yếu đi, mất khả năng đàn hồi và dễ nứt, vỡ.

 

Do chế độ sống và sinh hoạt

Tuy tuổi tác gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc mắc bệnh, những người trẻ tuổi vẫn hoàn toàn có thể mắc thoái hóa khớp nếu có chế độ sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, do tính chất công việc bắt buộc,…. Ngồi sai tư thế, làm việc luôn phải đứng hoặc ngồi mà không có sự thay đổi tư thế cũng đều có thể khiến bạn mắc bệnh.

Việc bạn ít vận động, không tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vì cơ thể thiếu đi sự dẻo dai cần thiết.

Bên cạnh đó, tập luyện quá nhiều, không điều độ cũng gây ra các áp lực lớn cho xương khớp, lâu dần dễ dẫn đến chấn thương và biến chứng nguy hiểm.

 

Do ăn uống

Việc nạp thiếu hay thừa chất vào cơ thể cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa khớp.

Thiếu hụt canxi, kẽm khiến các khớp xương, sụn trở nên khô cứng, khó vận động. Trong khi dư thừa cholesterol, mỡ trong máu hay béo phì lại khiến cơ thể phải chịu nhiều áp lực trong quá trình nâng đỡ cơ thể và vận động.

Chính vì vậy, Béo phì là 1 trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp mà ít bệnh nhân lại thờ ơ.

 

Các giai đoạn của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường trải qua gồm 4 giai đoạn phát triển bệnh:

Các giai đoạn bệnh thoái hóa khớp

Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng

Thoái hóa khớp thường bắt đầu ở đầu gối, sụn khớp có thể bị ảnh hưởng nhẹ. Giai đoạn này, người bị thoái hóa khớp gối thường không cảm thấy bị đau nhức, chưa thấy triệu chứng rõ ràng. Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường, chỉ những trường hợp hoạt động quá nhiều, đứng lên ngồi xuống liên tục thì mới cảm thấy khớp gối hơi đau. Nếu chụp X-quang thì vẫn chưa phát hiện ra sự bất thường ở khớp.

 

Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ

Đến giai đoạn 2, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng đau của thoái hóa khớp. Tuy nhiên, giai đoạn này, bệnh chỉ mới tiến triển ở mức độ nhẹ, lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, bao hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường nên vẫn cung cấp đủ dịch khớp để nuôi dưỡng lớp sụn và bôi trơn ở khớp. Vì vậy, hoạt động của khớp vẫn bình thường.

Tuy nhiên, với những người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn này sẽ hình thành các gai xương nhỏ nên khi vận động các gai xương này sẽ chạm vào các mô trong khớp nên cảm nhận đau mỏi khi vận động nhiều. Người bệnh có cảm nhận các khớp xương của mình bị cứng, đau nhức khi trời lạnh hoặc khi ngủ dậy. Ở giai đoạn này khi chụp X-quang khớp đầu gối sẽ thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn đi, hình ảnh gai xương và khe khớp hẹp đi.

 

Giai đoạn 3: Tổn thương rõ nét

Giai đoạn này, những tổn thương của sụn khớp đã bắt đầu phát triển, hình ảnh X-quang sẽ cho thấy khe khớp hẹp rõ, có nhiều gai xương kích thước vừa, lớp sụn khớp bị bào mòn nhiều, xương dưới sụn thậm chí bị biến dạng bề mặt khớp. Người bệnh bắt đầu cảm thấy đau và khó chịu khi thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, quỳ, leo cầu thang… Thoái hóa khớp phát triển, sụn khớp tiếp tục bị bào mòn và vỡ ra, xương phát triển dày lên ra bên ngoài, thành cục. Các mô khớp sẽ bị viêm và có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch, gây sưng, gọi là viêm bao hoạt dịch.

 

Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng

Đây là giai đoạn bệnh nhân viêm khớp ở giai đoạn nặng và nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng bệnh xuất hiện rõ ràng. Hình ảnh X-quang cho thấy khe khớp hẹp nhiều, gai xương kích thước lớn, các đầu xương khớp bị bào mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại rất ít, chất nhầy xung quanh khớp bị giảm dần. Người bệnh bị cứng khớp, viêm, đau nhức, di chuyển khó khăn.

 

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp

Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp thường sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh:

+ Siêu âm khớp:

Hình ảnh siêu âm sẽ cho biết tình trạng sụn khớp gối đang gặp phải: tràn màng dịch khớp, màng dịch khớp đang ở tình trạng nào, những mảnh vụn thoái hóa khớp…

+ Chụp MRI:

Với phương pháp cộng hưởng từ sẽ cho bác sĩ thấy được những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng.

+ Chụp X-quang:

Những hình ảnh chụp được từ X-quang cho thấy thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào. Mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện rõ ràng: Giai đoạn 1 xuất hiện gai xương nhỏ; Giai đoạn 2: thấy rõ gai xương khớp; Giai đoạn 3: khe khớp bị hẹp vừa; Giai đoạn 4: khe khớp bị hẹp nhiều và xương dưới sụn bị vỡ.

+ Nội soi khớp:

Là phương pháp giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những hư hại do thoái hóa sụn khớp. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ thoái của khớp gối và có cách điều trị cắt lọc các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp.
Lấy dịch khớp xét nghiệm: Đây là cách làm thông thường, đơn giản trong trường hợp bệnh nhân đang bị tràn dịch khớp gối. Bác sĩ sẽ chọc hút dịch để tiến hành điều trị khớp gối để đánh giá về cách bệnh lý về khớp.

 

Điều trị thoái hóa khớp

Khi nhận thấy khớp mình có bất thường, cần thăm khám để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị phù hợp với tình trạng bệnh càng sớm càng tốt. Sau đây là các phương pháp điều trị thoái hóa khớp theo từng giai đoạn bệnh:

+ Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu

Trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, luyện tập cơ, khớp, xoa bóp… giúp giảm đau, chống viêm. Đồng thời, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh cho khớp vận động mạnh. Điều trị bảo tồn, vật lý trị liệu áp dụng ở giai đoạn sớm, điều trị kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp song song với điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp khác.

 

+ Sử dụng các loại thuốc trong quá trình điều trị

Đối với những bệnh nhân nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp điều trị như thuốc tiêm, thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong việc điều trị và khắc phục thoái hóa khớp cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc, để tránh gặp tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, khó duy trì được lâu dài vì tác dụng phụ rất nhiều và nặng nề. Các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp phổ biến là hỗ trợ giảm đau, kháng viêm. Thuốc dùng qua đường uống, đường bôi, dán tại chỗ, hoặc đường tiêm trực tiếp vào ổ dịch.

Thường bác sỹ sẽ tiêm hyaluronic acid để điều trị thoái hóa khớp (hyaluronic acid là hoạt chất vàng điều trị thoái hóa khớp) (link)

Bên cạnh đó bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ qua đường uống với hàm lượng hyaluronic acid cao 100mg giúp giảm cơn đau sau 10 ngày sử dụng và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.

 

+ Phẫu thuật

Trong những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp nặng như biến dạng khớp, khớp cứng không cử động được, thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch… không thể can thiệp bằng biện pháp thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật như: điều trị dưới nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp), khoang kích thích tạo xương (microfracture), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

 

+ Các phương pháp điều trị khác

Ngoài ra, phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiện nay còn nhắc đến liệu pháp tế bào gốc, liệu pháp Đông y. Liệu pháp tế bào gốc được đánh giá là an toàn so với phẫu thuật, tuy nhiên liệu pháp này cũng có nhiều mặt hạn chế như thời gian tiêm tế bào gốc chỉ kéo dài được 3-4 năm, với người lớn tuổi thời gian này còn ngắn hơn, và tồn tại nhiều rủi ro như không đáp ứng với thuốc mà chi phí lại cao.

Ngoài các bài thuốc, liệu pháp Đông y trị thoái hóa khớp còn kết hợp châm cứu, bấm huyệt, điện phân thường chỉ giải quyết phần nào triệu chứng đau. Khi sử dụng liệu pháp Đông y, người bệnh phải chọn nơi uy tín, đủ điều kiện và chuyên môn, tránh hàng giả hàng nhái, hoặc không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

 

Cách phòng ngừa bệnh

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

 

Siêng vận động

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

 

Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

 

Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

 

Giữ nhịp sống thoải mái

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

 

Phải biết "lắng nghe" cơ thể

Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.

 

Thay đổi tư thế thường xuyên

Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

 

Sự luyện tập "như một chiến binh" sẽ làm hại bạn

Khi khớp của bạn có vấn đề, lời khuyên nên vận động của bác sĩ có thể được bạn hăng hái thực hiện một cách quá mức. Nguyên nhân thường là nỗi lo sợ thầm kín báo hiệu tuổi già của những người thành đạt trong cuộc sống, là sự âu lo nếu bạn là trụ cột của gia đình.

Những lý do này khiến bạn vội vã lao vào tập luyện như những người lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp. Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa), vì vậy khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng. Sự nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương.

Còn sự vận động sẽ giúp nó phục hồi nhưng cần phải tăng dần cường độ. Nếu bạn quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể.

 

Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt

Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương.

 

Ðừng ngại ngần khi có yêu cầu trợ giúp

Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.

 

Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Như ở trên có khuyến cáo về việc sử dụng hyaluronic acid 100mg để hỗ trợ điều trị qua đường uống giúp an toàn và dễ dàng hơn.

Glucollagen điều trị thoái hóa, viêm khô cứng khớp

Glucollagen 7 in 1 với hàm lượng acid hyaluronic 100mg

Để ngăn ngừa thoái hóa khớp, chúng ta cần bổ sung glucosamine ngay từ khi tuổi 25. Kể từ khi 25 tuổi trở đi, cơ thể dần bước sang giai đoạn lão hóa sẽ mất dần khả năng tổng hợp glucosamine, lâu dần dẫn đến tình trạng thoái hóa, phần sụn khớp cứng và mỏng đi, xương khớp thiếu chất nhờn gây nên tình trạng đau nhức, làm giảm khả năng vận động.

Đặc biệt với nhịp sống hối hả hiện nay, con người phải vận động và làm việc trong môi trường khắc nghiệt, trách nhiệm gia đình và con cái đè nặng làm tình trạng lão hóa xảy ra nhanh hơn. Không có thời gian làm con người ăn uống, nghỉ ngơi qua loa, vội vàng, lâu dần dẫn làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gây mệt mỏi, đau nhức xương khớp. Từ đó làm xương khớp thoái hóa nhanh hơn.

Do đó, đừng để dồn gánh nặng cho khớp sau tuổi 40 hay 50 mà ngay sau tuổi 25, chúng ta cần bổ sung glucosamine để bảo vệ sức khỏe xương khớp bằng viên uống trực tiếp hay sụn cá mập, tránh tình trạng thoái hóa gây đau nhức, khó vận động làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bản thân.

Bệnh thoái hóa khớp dạng nhẹ, bệnh nhân có thể uống HB Glucosamine 3 in 1 để khớp luôn khỏe mạnh.

Bệnh Thoái Khóa Khớp bổ sung Glucosamine 3 in 1

 

Bên cạnh đó để xương khớp luôn khỏe mạnh ngay khi tuổi 25, bệnh nhân có thể uống Shark Cartilage để nuôi dưỡng và tái tạo mô sụn.

Bổ sung Shark Cartilarge để khớp luôn khỏe mạnh

 

Nguồn: Tổng hợp

Tác giả: Healthy Beauty VHT